Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Mách bạn những kinh nghiệm mua sắm quý báu khi đi du lịch Châu Âu


Khi đi du lịch Châu Âu, bạn cần phải nắm rõ những nghi thức cần biết xung quanh việc mua sắm, cho dù là bạn mua đồ lưu niệm hay chỉ đơn giản là mua một món ăn nhẹ vào giữa trưa.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa địa phương và các thói quen ăn uống truyền thống, hãy đi đến các khu chợ lớn nhất, và đông đúc nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể mua những tác phẩm nghệ thuật, những món đồ tạo tác, những bức tranh cổ, những cuốn sách cũ,… ở các quốc gia Châu Âu.
Ở mỗi một khu vực luôn có quy tắc riêng, và các quy tắc này lại thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Ở Châu Âu, nếu bạn muốn được coi như một người dân địa phương, được hưởng những dịch vụ tuyệt vời và mang về nhà những món quà lưu niệm độc đáo, hãy quên đi câu nói “khách hàng luôn đúng”. Thay vì đó, hãy tập trung vào việc tìm ra các quy tắc mua sắm ở Châu Âu. Hãy tìm hiểu những điều bạnnên làm và không nên làm khi mua sắm ở Châu Âu với bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm mua sắm ở Châu Âu - Những điều NÊN LÀM

Nói “Xin chào” và “Tạm biệt”

Nếu bạn từng làm việc trong lĩnh vực bán hàng hoặc dịch vụ, bạn sẽ được đào tạo cách chào đón và mỉm cười với khách hàng khi họ tới cửa hàng bạn. Nhưng ở các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, Pháp và Ý, khi bước vào một cửa hàng, khách hàng phải nói “Xin chào” và “Tạm biệt” khi rời khỏi cửa hàng bằng ngôn ngữ địa phương, ngay cả khi bạn chỉ vào cửa hàng để nhìn ngắm những món đồ, sau đó rời đi mà không mua bất kỳ thứ gì.

Hỏi xem họ có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hay không

Trước khi bạn trả tiền khi mua sắm một món đồ gì đó ở Châu Âu, bạn nên hỏi trước xem họ có nhận thanh toán bằng thẻ hay không. Bởi một số nơi vẫn không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, đặc biệt là tại các khu chợ phiên.

Mang theo túi tote riêng

Ở các thành phố lớn ở Châu Âu như Barcelona, London, Rome, và Paris, các cửa hàng mua sắm không chấp nhận túi ni lông. Thay vào đó họ sẽ hỏi bạn có muốn mua túi vải tote để đựng đồ hay không (thường những chiếc túi này sẽ có giá khoảng vài xu). Vì vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy mang theo một chiếc túi tote riêng.

Để những chiếc túi “quá khổ” ở ngoài cửa

Những chiếc túi và ba lô lớn không được phép mang vào bên trong các cửa hàng. Thông thường các siêu thị và cửa hàng lớn đều có tủ khóa đựng đồ. Vì vậy nếu mang theo những chiếc túi lớn, bạn nên cất nó trong các tủ khóa và đừng quên lấy ví và túi vải tote trước khi bạn khóa cửa. Trong các cửa hàng nhỏ hơn, họ có thể cất túi ở sau quầy thu ngân.

Mang theo tiền lẻ

Hầu hết tất cả các cửa hàng ở Châu Âu, từ các cửa hàng nhỏ tới các chuỗi cửa hàng lớn đều cần tiền lẻ. Không có gì lạ khi nhân viên thu ngân hỏi bạn có tiền lẻ hay không.

Hãy tắt nguồn điện thoại khi vào cửa hàng

Trừ khi bạn phải sử dụng Google Dịch để giao tiếp với người bán hàng, còn không hãy tắt nguồn điện thoại. Ngoài ra, trước khi bạn muốn chụp những sản phẩm sáng tạo, bạn phải hỏi nhân viên trong cửa hàng bởi không phải người chủ nào cũng muốn giới thiệu sản phẩm của họ trên mạng xã hội của bạn, ngay cả khi tài khoản của bạn là riêng tư.

Hãy mặc cả một cách cẩn thân

Đừng hy vọng bạn sẽ mặc cả được một món đồ nào đó với giá thấp, đặc biệt là ở các cửa hàng và các khu chợ thực phẩm. Tuy nhiên, ở các khu chợ trời như Els Encants ở Barcelona, bạn có thể đổi hàng bằng giá với sản phẩm đã mua. Hay tại các khu chợ thủ công, bạn có thể mặc cả, nhưng đừng hy vọng được giảm hơn 10 đến 15% so với giá niêm yết. Nếu bạn mua nhiều món đồ ở trong một cửa hàng nhỏ, bạn có thể được giảm giá nếu hỏi người bán hàng một cách lịch sự.

Kinh nghiệm mua sắm ở Châu Âu – Những điều KHÔNG NÊN LÀM

Mong chờ được phục vụ với một nụ cười

Chỉ đơn giản “mỉm cười” được coi là không đáng tin cậy và không được chào đón, ngay cả ở trong ngành dịch vụ. Điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia Đông Âu như Romania, và Nga. Bất kể bạn mua sắm hết bao nhiêu tiền, người bán hàng cũng không nhất thiết phải mỉm cười với bạn.

Chạm vào hàng hóa

Trừ khi bạn là khách hàng quen thuộc, được cửa hàng đó tin tưởng thì bạn mới được chạm vào các món đồ, nhất là trong các cửa hàng nhỏ và các khu chợ ngoài trời.
Ở các khu chợ thực phẩm, bạn phải đi bộ và chào hỏi người bán hàng, sau đó mới lịch sử nói điều mà bạn muốn. Bạn chỉ được chỉ vào sản phẩm mà bạn thích và nói “Xin vui lòng” bằng ngôn ngữ địa phương. Sau đó, người bán hàng sẽ chọn loại trái cây (hoặc thịt, cá) tốt nhất cho bạn. Nếu bạn muốn tự chọn sản phẩm mà mình muốn, bạn nên xin phép người bán hàng trước khi chọn bất cứ thứ gì.
Tại các khu chợ thủ công và khu chợ trời, bạn nên nhìn bằng mắt chứ không được sờ vào các món đồ. Bạn chỉ có thể chọn những thứ bạn thích thật nhẹ nhàng chỉ khi bạn thật sự có hứng thú với nó và sẵn sàng thương lượng giá. Sau đó, hãy đặt lại nó trở lại chính xác vị trí mà bạn lấy món đồ ấy.

Mua đồ ở các quầy hàng ven đường

Người bán hàng rong được phép bày bán hàng hóa trên đường, nhưng bạn không nên mua sắm ở các quầy hàng trong các ga tàu điện ngầm, dọc theo lối đi bộ và trên các con đường đông đúc. Các thỏa thuận mua bán có thể hấp dẫn bạn, nhưng nếu không may, bạn có thể sẽ bị phạt khi mua chúng.

Hút thuốc, ăn hoặc uống trong siêu thị

Bạn không được phép hút thuốc, ăn uống ở trong các siêu thị. Nói chung, người Châu Âu (đặc biệt là ở Pháp và Ý) không chấp nhận việc ăn uống khi đang di chuyển – thậm chí là khi đi mua sắm.

Thử đồ nếu bạn không có ý định mua

Nếu bạn không có ý định mua đồ, bạn không nên thử những món đồ ấy. Nhân viên bán hàng sẽ không phàn nàn trực tiếp với bạn, nhưng điều này được coi là thô lỗ ở một vài nước ở Châu Âu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét