Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

11 điều thú vị có thể du khách ít biết về Nhà hát Opera Sydney

Nhà hát Opera Sydney là tòa nhà mang tính biểu tượng nhất của Sydney. Kiệt tác này là 1 trong những địa danh hấp dẫn nhất trong chuyến du lịch Úc, cùng với Uluru và rạn san hô Great Barrier Reef. Nơi đây nằm ở Bennelong Point. Lúc đầu, Nhà hát Opera Sydney được sử dụng như 1 pháo đài và được đặt theo tên của Thống đốc Macquaire. Sau đó, Nhà hát Opera Sydney được sử dụng như một trạm xe điện. Nhờ vị trí thuận lợi, nằm trên bến cảng đẹp nhất, bên cạnh Cầu cảng Sydney, đây là lý do tại sao nơi đây được đánh giá là điểm đến du lịch lý tưởng nhất của Úc.
Kiệt tác này nổi tiếng là một di sản văn hóa, 1 công trình kiến trúc tuyệt vời, đổi mới và sáng tạo cả về kiến trúc và thiết kế. Không chỉ vậy, nơi đây còn được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Hãy cùng Tràng An Travel tìm hiểu những sự thật lý thú mà có thể bạn chưa biết đến về Nhà hát Opera Sydney với bài viết dưới đây nhé.
1. Jørn Utzon sinh tại Copenhagen, Đan Mạch. Cuộc thi thiết kế Nhà hát Opera Sydney đã được tổ chức vào năm 1956. Ngay sau đó, Utzon đã bắt đầu thiết kế và nộp bản thảo của mình. Thế nhưng, đề xuất ấy nhanh chóng bị bỏ sang một bên. Điều kỳ diệu đã xảy ra khi kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ, Eero Saarinen đã nhìn qua những thiết kế bị từ chối và tìm thấy đề xuất của Utzon. Sau đó, Utzon đã chiến thắng, mặc dù Utzon chưa bao giờ được trực tiếp nhìn thấy Sydney.
2. Utzon bị mắc kẹt vào những tranh cãi về chính trị, về thiết kế, lịch trình và ước tính chi phí của dự án. Người ta nói rằng khi chính phủ Askin được bầu lên vào năm 1965, bộ trưởng bộ Lao động Davis Hughes đã quyết định ngừng trả tiền cho Utzon để hoàn thành Nhà hát Opera Sydney. Sau đó, Utzon đã từ chức vào năm 1966. Điều này đã gây ra các cuộc biểu tình đường phố ở Sydney, do kiến trúc sư nổi tiếng người Úc Harry Seidler dẫn đầu, và nhà văn đoạt giải Nobel Patrick White đã đề nghị phục chức cho Utzon, nhưng mọi điều đều vô ích. Utzon và gia đình ông đã rời khỏi Úc và không bao giờ quay trở lại Sydney để chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc của mình.
3. Kiến trúc sư người Úc, Peter Hall được bổ nhiệm để thay thế cho Utzon vào năm 1966. Sau đó, Peter Hall đã thay đổi thiết kế ban đầu của Utzon và biến Nhà hát Opera Sydney thành môi trường làm việc và giải trí thực tế. Thật không may, Peter Hall đã mất vào năm 1995, và nhanh chóng bị quên lãng.
4. Chi phí ước tính ban đầu để xây dựng Nhà hát Opera Sydney rơi vào khoảng 7 triệu đô. Trên thực tế, tổng chi phí hoàn thành Nhà hát Opera Sydney là 102 triệu đô la.
5. Việc xây dựng Nhà hát Opera Sydney luôn là câu chuyện thảo luận hấp dẫn của các kiến trúc sư, các nghệ sĩ và người dân. Thiết kế của kiến trúc sư Jørn Utzon bị tác động bởi các chuyến du lịch của ông tới Morocco, và các nghiên cứu của ông về người Maya. Tòa nhà được thiết kế giống như hình dáng của cánh buồm no gió mang đến một vẻ ngoài độc đáo.
6. Theo ước tính ban đầu, việc xây dựng Nhà hát Opera Sydney sẽ kéo dài trong khoảng bốn năm. Tuy nhiên, Nhà hát Opera Sydney bắt đầu được xây dựng vào năm 1959 và chính thức được khai trương vào năm 1973, tức là 24 năm với sự tham gia của 10.000 người lao động.
7. 6.233 mét vuông kính topaz được sử dụng để xây dựng Nhà hát Opera Sydney. Loại kính này được đặt theo yêu cầu của Boussois-Souchon-Neuvesel ở Pháp và được thiết kế dành riêng cho công trình kiến trúc này. Các cánh buồm được bao phủ bởi 1.056.006 mái ngói, tất cả đều được nhập khẩu từ Thụy Điển. Các cánh buồm được đặt trên một bục nặng chắc chắn. Bục nặng này được cho là trụ cột lớn nhất thế giới.
8. Sảnh hòa nhạc được xây dựng trong vòng 10 năm với sức chứa khoảng 2.679 người. Đây là cây đàn organ lớn nhất thế giới với 10.154 ống sáo.
9. Paul Robeson, một ca sĩ, diễn viên người Mỹ, nhà hoạt động nhân quyền và là người đầu tiên biểu diễn tại Nhà hát Opera Sydney. Năm 1960, ông đã leo lên giàn giáo và biểu diễn ca khúc Ol 'Man River dành riêng cho các công nhân xây dựng khi họ đang ăn trưa. Là 1 người đàn ông của tầng lớp lao động, điều này là vô cùng quan trọng.
10. Công trình kiến truc này được Nữ hoàng Elizabeth II chính thức khai trương vào ngày 20 tháng 10 năm 1973. Nhà hát Opera Sydney cũng là nơi Beethoven trình diễn bản Giao hưởng thứ 9. Điều đặc biệt, khi Nhà hát Opera Sydney tổ chức lễ kỷ niệm 40 thành lập, Jan Utzon, con trai của Jørn Utzon đã tham dự sự kiện này bên cạnh công chúa Đan Mạch Mary.
11. Vào tháng 5/2003, kiến trúc sư Jørn Utzon đã được trao tặng giải thưởng Pritzker – giải Nobel danh giá của cộng đồng kiến trúc sư trên toàn thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét